Tại sao trẻ em thay răng lâu mọc lại ?

Nhiều bậc phụ huynh khi thấy răng sữa của con đã nhổ lâu rồi nhưng vẫn không mọc răng vĩnh viễn. Cứ nghĩ đơn giản là do con họ hay uống nước đá, ăn kem nhiều quá nên khiến răng mọc chậm. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây để xem tại sao trẻ em thay răng lâu mọc lại nhé.

Thời gian mọc và thay răng

Thông thường quá trình thay răng ở trẻ sẽ diễn ra từ 6 – 12 tuổi. Cũng có những trường hợp thay răng sớm khi trẻ mới 4 tuổi hoặc ngược lại là muộn khi trẻ 8 tuổi. Chiếc răng sữa cuối cùng sẽ rụng khi trẻ 12 hay 13 tuổi.

Đối với bé trai, việc thay răng diễn ra lâu hơn bé gái. Những trẻ là con đầu lòng thường chia tay với răng sữa sớm hơn em của nó. Thời gian mọc răng và thay răng phụ thuộc nhiều vào tính di truyền.

Hàm dưới:

– Răng cửa giữa : Mọc lúc 6 tháng, thay lúc 6 – 7 tuổi

– Răng cửa bên : Mọc lúc 7 tháng, thay lúc 7 – 8 tuổi

– Răng hàm sữa 1: Mọc lúc 12 tháng, thay lúc 9 – 10 tuổi

– Răng nanh: Mọc lúc 16 tháng, thay lúc 10 – 11 tuổi

– Răng hàm sữa thứ 2: Mọc lúc 24 tháng, thay lúc11 tuổi

Hàm trên: thời gian mọc và thay có chậm hơn một ít

Quá trình mọc và thay răng

Răng vĩnh viễn phát triển từ mầm răng ngay ở phía dưới chân răng sữa mà chúng sẽ thay thế . Khi răng vĩnh viễn bắt đầu mọc lên, chúng làm tiêu dần chân của các răng sữa và phần chính của chân răng sữa cũng bị cụt nốt và răng sữa trở nên lung lay, dễ dàng rơi ra để có khoảng không gian cho răng vĩnh viễn mọc lên.

Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian mọc và thay răng

Thời gian thay răng diễn ra ngắn hay dài phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: đặc điểm của từng loại răng và vị trí của răng. ví dụ, răng một chân thì thời gian thay răng sẽ chỉ diễn ra trong vài tuần nhưng đối với răng nhiều chân như răng cối thì đòi hỏi thời gian lâu hơn, có thể từ 1 – 2 tháng.

Tại sao trẻ em thay răng lâu mọc lại ?

Khi trẻ nhổ răng sữa rồi mà từ 6 tháng đến 1 năm sau vẫn không mọc răng vĩnh viễn. Có thể do một số nguyên nhân như: bị răng ngầm (răng dư) chặn hướng răng vĩnh viễn đi xuống; răng mọc lạc chỗ hoặc sau một chấn thương như té, tai nạn… làm ảnh hưởng đến mầm răng vĩnh viễn.

Răng chậm mọc, để lâu dễ biến chứng

Răng chậm mọc, lại để lâu nhất là trong tình trạng bội nhiễm thì khả năng phục hồi của răng không được như ý muốn. Răng dễ bị loại ra khỏi cung hàm sau khi cắm ghép lại. Ngoài ra, tình trạng bội nhiễm cũng có thể đưa đến những hậu quả: lỗ mủ dò ra má gây mất thẩm mỹ cho bệnh nhân, xương hàm tiêu hủy, viêm xoang hàm, ảnh hưởng tới vùng mắt, nặng hơn có thể làm biến dạng gương mặt.

>>> Tham khảo thêm : Trẻ bị sâu răng không nên xem thường

Nếu như tình trạng bé thay răng lâu mọc cứ kéo dài có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng. Vì vậy bạn cần phải nhanh chóng đưa trẻ đi khám nha khoa, chụp X quang cung xương hàm theo dõi sự phát triển của các mầm răng vĩnh viễn nằm trong xương hàm. Đảm bảo cho sức khỏe răng miệng cũng như tính thẩm mỹ trên khuôn mặt của các bé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.