Nguyên nhân và cách điều trị viêm nha chu hiệu quả

Viêm nha chu là bệnh lý răng miệng phổ biến, ảnh hưởng rất lớn đến khả năng ăn nhai. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Viêm nha chu có thể gây mất răng, tạo tâm lý tự ti khi cười nói. Vậy bệnh viêm nha chu là gì ? Nguyên nhân và cách điều trị viêm nha chu như thế nào ? Cùng Nha khoa Răng Xinh theo dõi bài viết sau để có câu trả lời cho mình nhé.

Bệnh viêm nha chu là gì ?

Viêm nha chu là tình trạng các mô nha chu bị viêm nhiễm. Gồm viêm lợi và viêm nha chu phá huỷ. Khi viêm nhiễm, các mô nha chu thường sưng đỏ, đau nhức. Về lâu dài, nướu không còn khả năng bám vào chân răng, tạo cơ hội để vi khuẩn xâm nhập, phát triể. Phá huỷ xương ổ răng, hình thành các túi nha chu.

Bệnh nha chu ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng ăn nhai của răng. Viêm nha chu lâu ngày có thể gây ra đau nhức dữ dội, hôi miệng. Khiến người bệnh mất tự tin trong giao tiếp. Ảnh hưởng đến công việc cũng như cuộc sống.

Nguyên nhân gây ra viêm nha chu

Viêm nha chu xảy ra khi:

  • Vệ sinh răng miệng kém, không làm sạch các mảng bám ở kẻ răng tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tích tụ gây viêm nướu răng.
  • Không lấy cao răng theo định kỳ khiến nướu bị viêm, lâu ngày chuyển sang viêm nha chu.
  • Hút thuốc lá.
  • Rối loạn nội tiết tố trong cơ thể (thường xảy ra ở phụ nữ mang thai, tuổi dậy thì).
  • Hệ miễn dịch kém.
  • Hở kẻ răng do thường xuyên sử dụng tăm xỉa răng đầu to và nhọn.
  • Mắc một số bệnh như tiểu đường, bạch cầu, viêm nhiễm khuẩn…

Các triệu chứng thường gặp khi viêm nha chu

Ở giai đoạn đầu, bệnh thường tiến triển âm thầm, rất khó phát hiện. Bệnh bắt đầu có những dấu hiệu rõ ràng hơn ở các giai đoạn sau qua các dấu hiệu:

  • Lợi răng chuyển từ màu hồng sang đỏ sẫm, bị sưng hoặc căng phồng, dễ chảy máu.
  • Răng đau nhức, răng bị ê buốt.
  • Nướu răng mềm, không bám chắc vào răng hoặc bị tụt nướu.
  • Hơi thở có mùi khó chịu.
  • Ở hai bên kẽ răng và chân răng xuất hiện các mảng bám.

Cách điều trị bệnh nha chu hiệu quả

Ở những ngày đầu, viêm nha chu có thể được điều trị bằng cách cạo sạch vôi răng để loại bỏ môi trường sinh sống của vi khuẩn. Kết hợp với thăm khám thường xuyên để nha sỹ theo dõi tình trạng răng miệng.

Nếu tình trạng viêm nha chu đã tiến triển nặng, hình thành các túi nha chu. Bệnh nhân sẽ được chỉ định bít, trám tuỷ, ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn vào chân răng và tuỷ răng.

Giai đoạn viêm nha chu nặng, không thể bảo tồn răng thật được nữa. Bác sĩ sẽ được chỉ định nhổ và tiến hành phục hình răng đã mất bằng cấy ghép Implant hoặc cầu răng sứ để tránh ảnh hưởng đến những răng xung quanh.

>>> Tham khảo thêm : Tại sao viêm nha chu nặng lại làm răng lung lay ?

Cách phòng ngừa viêm nha chu hiệu quả

  • Đánh răng đúng cách, chải theo chiều dọc hoặc xoay tròn thay vì chiều ngang . Vì có thể gây mòn men răng và gây chảy máu chân răng.
  • Đánh răng sau mỗi bữa ăn, ít nhất 2 lần/ 1 ngày.
  • Dùng bàn chải lông mềm, chải răng nhẹ nhàng.
  • Dùng chỉ nha khoa thay tăm xỉa răng.
  • Sử dụng dung dịch súc miệng, nước muối loãng để loại bỏ hoàn toàn các mảng bám còn sót lại.
  • Không hút thuốc lá, uống rượu, bia, cà phê, nước ngọt.
  • Khám răng định kỳ 6 tháng/ 1 lần.

Bệnh viêm nha chu gây nhiều đau nhức, khó chịu. Nếu không được chữa trị có thể gây hỏng răng, ổ xương răng bị phá huỷ…Vì vậy, bên cạnh giữ gìn vệ sinh răng miệng, bạn nên đến phòng khám nha khoa uy tín thăm khám định kỳ để kịp thời phát hiện và điều trị viêm nha chu hiệu quả nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.